Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội |
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã hoàn tất nghĩa vụ đóng khoản tiền nợ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại chi nhánh Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (thị xã Hương Thủy), sau nhiều năm trì hoãn vì khó khăn.
Cụ thể, Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (trụ sở chính tại TP. HCM) đã nộp hơn 1 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội.
Công nhân Chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa từng tập trung ở Nhà máy xử lý rác Thủy Phương đòi nợ bảo hiểm xã hội. Ảnh: ĐÌNH TOÀN. |
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày 5/1/2024, chị Cao Thị Lan Anh – công nhân làm việc tại Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương gần 13 năm, bày tỏ sự vui mừng sau khi doanh nghiệp trả hết nợ bảo hiểm xã hội. Chị nói rằng chế độ thai sản mà chị bị “treo” trong gần 4 năm qua cũng vừa được giải quyết.
Chị và nhiều công nhân đã được chốt sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, chị được Bảo hiểm xã hội thị xã Hương Thủy chi trả hơn 30 triệu đồng tiền thai sản.
“Dù muộn nhưng tôi và nhiều anh chị em khác rất vui vì đã nhận được các quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định”, chị Lan Anh nói.
Cơ sở vật chất Nhà máy xử lý rác Thủy Phương xuống cấp, vắng công nhân. Ảnh: ĐÌNH TOÀN. |
Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài viết phản ánh về tình trạng nợ đóng bảo hiểm xã hội tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, thuộc Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, đến nỗi các công nhân phải tập trung đòi quyền lợi.
Nhà máy này từng có thời gian hoạt động hiệu quả, với vai trò tiên phong về xử lý, tái chế rác thải thành phân bón tại Thừa Thiên Huế, song gặp khó khăn từ năm 2018. Nhà máy phải dừng việc tiếp nhận nguồn rác mới từ Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế, dẫn tới hoạt động cầm chừng, chỉ vận hành lò đốt để xử lý số rác thải tồn đọng. Số lao động vì thế giảm dần (bị cho thôi việc, hoặc tự nghỉ), từ trên 100 người xuống chỉ còn hơn chục người, thu nhập cũng giảm sút.
Doanh nghiệp cũng nợ bảo hiểm xã hội nhiều năm khiến quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng. Năm 2016, doanh nghiệp từng bị khởi kiện vì nợ bảo hiểm xã hội kéo dài (hơn 2,2 tỷ đồng), buộc phải khắc phục.
Đến cuối tháng 9/2023, doanh nghiệp vẫn còn nợ bảo hiểm xã hội của 14 người lao động tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng, trong đó có 355 triệu tiền lãi do chậm đóng.
Giải thích về việc chậm, nợ đóng bảo hiểm xã hội, phía Công ty cho biết do nhà máy ngừng tiếp nhận rác và không hoạt động suốt nhiều năm nên không có nguồn thu nhập.
Vụ việc từng được phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn nêu tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3/2023 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hôm 3/10/2023. Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sẽ yêu cầu UBND TP. Huế cung cấp thông tin và sẽ có văn bản trả lời vấn đề này.
Sau đó, trong tháng 10 và tháng 12/2023, Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền nợ bảo hiểm xã hội đối với người lao động Nhà máy xử lý rác Thủy Phương.
Video chia sẻ của người lao động khi bị Công ty Tâm Sinh Nghĩa nợ bảo hiểm xã hội, tháng 10/2023.
Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?
Suốt nhiều năm liền Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đóng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nợ đóng BHXH cho … |
Doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội sẽ có lợi nhuận tốt hơn từ 2025
Theo một báo cáo phân tích của Chứng Khoán Shinhan Việt Nam, Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 2025 cho phép mức … |
Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương
18 viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa được chi trả … |