Thị trường cung ứng lao động phổ thông sẽ gặp nhiều thách thức như: nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm…
Bức tranh thị trường cung ứng lao động phổ thông tại Việt Nam
Thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê khẳng định, mặc dù đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực nhưng thị trường cung ứng lao động phổ thông của cả nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo do đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga-Ukraine và tổng cầu thế giới suy giảm.
Bên cạnh còn xuất hiện tình hình an ninh chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn, giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao, lãi suất vay vốn trong nước cao… dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng ở các thị trường lớn.
Theo đó, lực lượng lao động, số người có việc làm quý 2/2023 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong độ tuổi lao động lại tăng so với quý trước. Tình trạng hàng trăm nghìn lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp đã diễn ra từ quý 4/2022 và vẫn tiếp diễn ở quý 2/2023.
Số người lao động có việc làm vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên xét về chất lượng lao động thì thị trường lao động phát triển không mang tính bền vững, công việc của người lao động không ổn định, bấp bênh, điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập thì thấp.
Ngoài ra, thực trạng thiếu đơn hàng xảy ra trên diện rộng và có thể kéo dài sang năm 2024, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ… Nhiều doanh nghiệp đã và đang phải sản xuất cầm chừng, bắt buộc cắt giảm nhân công…
Đối mặt nhiều thách thức
Trao đổi tại tọa đàm, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời kỳ mà Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot… được ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thay thế, phục vụ, đáp ứng nhu cầu con người. Kỷ nguyên số làm thay đổi thế giới, đảo lộn mọi giá trị truyền thống, xóa nhòa danh giới, khoảng cách về không gian, thời gian, địa lý, màu da, dân tộc; tạo ra một thế giới phẳng.
Thời kỳ kỷ nguyên số sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhận định, đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như:
– Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;
– Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh.
– Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin…
Để có những chính sách phù hợp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đảm bảo việc làm cho người lao động trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH có các đơn vị thực hiện nghiên cứu, dự báo về việc làm và thị trường lao động trong đó nghiên cứu, nắm bắt thông tin về các vấn đề như: quy mô, chất lượng của lực lượng lao động; xu hướng việc làm; việc làm phi chính thức; chuyển dịch lao động trên thị trường; thất nghiệp; năng suất lao động; thị trường lao động khu vực ven biển; đối tượng và xu hướng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; việc làm thanh niên; tác động của hội nhập quốc tế đến thị trường lao động…
Đó là nhiều sản phẩm như: Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam (xuất bản hàng năm); Báo cáo đánh giá sự dịch chuyển vị thế của người lao động trên thị trường lao động hậu WTO; Báo cáo Phân tích tình hình sử dụng lao động và dự báo cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Báo cáo Nghiên cứu thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh các hợp tác khu vực ASEAN về kinh tế và lao động: Cơ hội và thách thức; Báo cáo phân tích, đánh giá tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam.
Thứ trưởng cho biết, các ấn phẩm này đã cung cấp kịp thời các thông tin về xu hướng, biến động của thị trường lao động trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai, được các độc giả đánh giá cao về chất lượng cũng như sự đa dạng, phong phú của nội dung được đề cập trong các ấn phẩm.
Đồng thời những thông tin trên cũng là cơ sở khoa học để cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có những điều chỉnh về chính sách, các giải pháp can thiệp vào thị trường lao động một cách hợp lý và hiệu quả.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, hiện nay, một số mô hình đã được triển khai phục vụ cho dự báo trung và dài hạn.
Thị trường lao động: Nhiều rủi ro, thách thức
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh khẳng định, lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và của cả nền kinh tế. Cùng với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm phát triển thị trường cung ứng lao động phổ thông, xác định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá chiến lược.
Đồng thời xác định lao động – việc làm là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Thanh, khi nền kinh tế đang đứng trước nhiều thử thách trong năm 2023, dự báo thị trường cung ứng lao động phổ thông chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực việc làm năm 2023 do Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức mới đây, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh 3 thách thức lớn trong lĩnh vực lao động, việc làm, đó là: Trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn còn và các nước ứng xử rất khác nhau, việc sản xuất, kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, lạm phát ở các nước đang đẩy giá thành nguyên vật liệu tăng cao. Xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây khó khăn cho việc sản xuất, nhất là trong các ngành chế biến, chế tạo.
Ngoài ra, nền kinh tế suy thoái trong bối cảnh lãi suất cao khiến nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm 2022 và những tháng đầu của năm 2023 sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới đơn hàng của các doanh nghiệp.
Không chỉ có vậy, theo nhận định của lãnh đạo Cục Việc làm, mặc dù thị trường cung ứng lao động phổ thông Việt Nam đang phục hồi và phát triển nhưng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và hạn chế. Có thể kể đến là vấn đề chất lượng nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của một thị trường cung ứng lao động phổ thông hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.
Minh chứng là số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp (năm 2022, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt 26,2%), chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường.
Hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề khiến lao động khó có được việc làm bền vững và chuyển dịch linh hoạt trong một thị trường lao động đang biến chuyển không ngừng. Điều này dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn lực đầu tư FDI.
Một tồn tại lớn khác là thị trường cung ứng lao động phổ thông trong nước vẫn có hiện tượng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung – cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ.
Quyết tâm và hành động trên thị trường cung ứng lao động phổ thông
Chính phủ đặt ra mục tiêu từ 2021-2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 6,5% -7%/năm, để làm được điều này, năm nay chính phủ đã ra Nghị quyết 06/ NQ-CP về phát triển thị trường cung ứng lao động phổ thông linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế – xã hội với rất nhiều nội dung trực tiếp về lao động việc làm, nhằm hỗ trợ đảm bảo an sinh.
Để thực hiện được các mục tiêu Chính phủ đề ra, theo ông Vũ Trọng Bình – Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng thị trường lao động nội dung rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Việc xây dựng, số hóa cơ sở dữ liệu thị trường lao động sẽ giúp các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan, đơn vị quản lý hiệu quả thị trường cung ứng lao động phổ thông.
Nắm bắt được cung – cầu, những biến động để phân tích, dự báo sát; xây dựng hợp lý chính sách việc làm, chính sách hỗ trợ, kế hoạch, giải pháp, cũng như các cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp, tư nhân phát triển…
Thông qua đó, doanh nghiệp nắm bắt được để có kế hoạch xây dựng dựng kỹ năng quản lý, quy mô vị trí việc làm, củng cố, nâng cao chất lượng lao động và người lao động biết được nhu cầu, việc làm phù hợp. Do đó, ông Vũ Trọng Bình nhấn mạnh, các địa phương cần sớm lập các sàn giao dịch việc làm để tập trung thông tin có liên thông, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường cung ứng lao động phổ thông bảo đảm độ tin cậy, phát huy hiệu quả.
Hiện Cục Việc làm đang tiến hành xây dựng và đề nghị các địa phương sớm triển khai đề án này. Các địa phương cũng cần sớm lập các sàn giao dịch việc làm để tập trung thông tin có liên thông với nhau, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường, chuyên gia để xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường cung ứng lao động phổ thông đảm bảo độ tin cậy, đồng thời phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu.
Những cơ hội của thị trường cung ứng lao động phổ thông tại Việt Nam
Cơ hội phát triển của thị trường cung ứng lao động phổ thông Việt Nam
Bên cạnh những thách thức được đề cập ở trên, thị trường cung ứng nhân lực tại Việt Nam cũng đang có những cơ hội để phát triển. Cụ thể:
1. Dân số trẻ: Với 70% dân số dưới 35 tuổi, Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ đông đảo, có thể đáp ứng nhu cầu của các công ty trong tương lai.
2. Chi phí lao động thấp: Với mức lương thấp so với các nước trong khu vực, Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, tạo ra nhiều việc làm cho người dân và đóng góp vào nền kinh tế của đất nước.
3. Sự phát triển kinh tế: Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều lĩnh vực mới nổi như công nghệ, du lịch, dịch vụ và sản xuất. Điều này đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người lao động trong việc tìm kiếm công việc và phát triển sự nghiệp.
4. Thành viên của các tổ chức thương mại tự do: Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức thương mại tự do, như CPTPP, EU-VietNam FTA, ASEAN-China FTA, giúp cho các doanh nghiệp và người lao động có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn hơn và tăng cường cung ứng lao động phổ thông.
5. Hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển thị trường cung ứng lao động phổ thông, bao gồm chính sách đầu tư, tài trợ đào tạo, giảm thuế và nhiều chương trình khuyến khích tạo việc làm.
Mặc dù thị trường cung ứng và cho thuê cung ứng lao động phổ thông tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đang có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.
Với giá trị cốt lõi là chất lượng, trung thực, sáng tạo và tận tụy, TTV Group tự tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục là một đơn vị uy tín trong ngành cung ứng lao động xuất khẩu. Chúng tôi không ngừng nỗ lực để mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của người lao động và xã hội.
CÔNG TY TNHH TTV ĐÔNG SÀI GÒN
– Website: https://vieclamttv.com/
– Hotline: 1800 28 28 21
– Email: Support@vieclamttv.com
– Fanpage: Tuyển dụng TTV
Tham khảo: Website: Tìm kiếm việc làm uy tín