Theo Điều 55 Luật BHXH 2006, sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì được giải quyết chế độ BHXH một lần.

Nay theo Điều 60 Luật BHXH 2014, đối tượng hưởng BHXH một lần là NLĐ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, bại liệt, lao nặng, phong, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế… Đối với những trường hợp khác được bảo lưu thời gian tham gia BHXH để khi có việc làm thì người lao động tiếp tục đóng hoặc người tham gia BHXH chưa đủ thời gian thì tham gia BHXH tự nguyện để lúc về già được hưởng lương hưu…

Về nguyên tắc, quy định này nhằm khuyến khích người lao động bảo lưu, tích lũy thời gian đã đóng BHXH để có thể hưởng lương hưu theo quy định thay vì nhận BHXH một lần. Khi người lao động trở lại làm việc thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu sau này.

Với các trường hợp khác, Luật BHXH khuyến khích người lao động có thể bảo lưu thời gian đã tham gia BHXH. Sau đó, tiếp tục tìm việc làm, tham gia BHXH để có thể hưởng lương hưu hằng tháng khi về già. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc chưa đủ thời gian quy định có thể tham gia BHXH tự nguyện, với chính sách hiện tại đã “mở” hơn nhiều.

Cũng theo Luật mới, Chính phủ có phương thức hỗ trợ người lao động tiếp tục tham gia BHXH. Quy định này nhằm hướng tới mục đích, khi hết tuổi lao động, người lao động có điều kiện nhận lương hưu hằng tháng để ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo quy định cũ, người lao động chỉ hưởng BHXH một lần, Luật BHXH năm 2014 cho phép người lao động chưa hết tuổi lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động có thêm nhiều quyền lợi hơn, cụ thể: Được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *