Trên diễn đàn nhân sự, một thành viên đưa ra tình huống nhờ giải đáp:

“Bên em hiện đang cần cắt giảm một số vị trí nhân sự, trong đó có 1 trường hợp lao động đã làm 10 năm ở công ty và hiện đang là chủ tịch công đoàn, nhiệm kỳ đến năm 2028. Công ty đã đưa thỏa thuận bồi thường, tuy nhiên nhân sự này không đồng ý. Anh/chị nào đã có kinh nghiệm có thể chia sẻ với em được không ạ? Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, nếu làm theo luật thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?
Nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở – Ảnh minh họa

Liên quan đến tình huống trên, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – chuyên viên Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Hà Nội có giải đáp như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau: “Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động cần phải lưu ý như sau:

– Bắt buộc thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

– Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.

– Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trường hợp người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được;

b) Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết theo quy định tại khoản 3 Điều 177 của Bộ luật Lao động trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

c) Không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn thì người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức phạt như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Tiền bắt đầu chảy… Tiền bắt đầu chảy…

Trong vòng một tuần qua, ít nhất 6 ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất trở lại sau gần 1 năm các nhà băng …

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì? Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt …

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5 Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *